Chia sẻ cách đánh bài chắn bất bại cho người mới

Bài chắn nằm trong số các trò chơi dân gian được nhiều người yêu thích bởi luật chơi thú vị, nhiều điểm hấp dẫn. Nếu bạn chưa biết cách đánh bài chắn như thế nào, hãy cùng nncc.org tìm hiểu tất tật trong bài viết sau!

Bài chắn là bài gì?

Bài chắn là một thể loại bài rất được ưa chuộng ở miền Bắc nước ta. Nó có cách đánh gần giống với bài Tổ tôm. Tuy nhiên đã được sáng tạo thêm để tăng phần kịch tính và hấp dẫn. Bộ bài có tổng cộng 120 quân, chia làm 30 loại. Trong đó có ba loại đặc biệt thuộc hàng yêu là lão, chi và thang.

Mặc dù tên gọi của những lá bài khá khó hiểu và dễ gây rối, nhưng mục đích chung của bộ bài này là tìm và nhóm các lá bài thành chắn và cạ. Trong đó, chắn là hai lá bài giống hệt nhau và cạ là hai lá bài cùng hàng.

Bài chắn vốn là biến thể được nâng cấp từ bài Tổ tôm

Các thuật ngữ quan trọng trong bài chắn

Trong lúc học cách nhớ các mặt bài, bạn cũng cần hiểu rõ những thuật ngữ trong bài chắn, cụ thể:

  • Chắn: 2 quân bài đồng số, đồng chất.
  • Cạ: 2 quân bài đồng số, khác chất.
  • Què: Các lá bài rác, không thuộc chắn hoặc cạ.
  • Chì: Người này sẽ được quyền bốc bài, ra quyết định ăn hoặc nhường cho cửa dưới.
  • Chíu: Bạn có thể chíu nếu nắm giữ 3 quân bài giống hệt nhau. Bên cạnh đó nếu người cửa dưới có một quân giống hệt 3 quân đó thì bạn được quyền ăn quân bài đó. 
  • Trả cửa: Nếu bạn chíu quân bài ở cửa của người khác, bắt buộc đánh 1 quân bài xuống để thế chỗ cho quân bài vừa chíu.
  • Ù: Là người chiến thắng trong trò chơi, cần có tối thiểu 6 chẵn để thắng. 
  • Ù đè: Là hai người chơi tiếp theo cùng chờ Ù 1 quân, tính ngược kim đồng hồ.

Bạn nên nắm rõ các thuật ngữ thông dụng trước khi học cách đánh bài chắn

Hướng dẫn cách đánh bài chắn cho người mới

Quy định về số lượng tham gia

Bộ bài chắn được chia cho 4 người tham gia, mỗi người 19 lá. Các lá bài còn lại được đặt vào chính giữa ván đấu, gọi là Nọc.

Cách chia bài chắn

Tiến hành chia bộ bài chắn thành 5 phần bằng nhau, sau đó rút ngẫu nhiên 5 lá bài trong mỗi phần, gộp lại để tạo thành một Nọc lớn. Người gộp bài có thể là người đã thắng ở ván trước. Tiếp theo, người chơi rút một lá ngẫu nhiên trong bài Nọc. Lật ngửa quân bài lên và bỏ vào một trong 4 phần bài bất kỳ để cấu thành một phần bài cái.

Chia bài chắn khá phức tạp so với những loại bài khác

Để xác định người đánh đầu tiên, bắt buộc phải bốc cái. Lần lượt đánh vị trí bốn tụ bài theo thứ tự số 1, số 2, số 3 và số 4. Đếm từ trái qua phải, số 2 và số 4 ngồi chéo nhau. Đồng thời số 2 bốc được quân thất vạn. Lúc này, đếm thứ tự 1 sẽ là số 2, sau đó đếm lần lượt sẽ là 2341234. Vậy thất dừng lại ở số 4. Tụ bài số 4 sẽ giữ bài cái. 

Sau đó các tụ bài còn lại sẽ được chia cho từng người chơi. Tuân theo nguyên tắc sau, người ngồi kế cái giao tụ số 1, đối diện người số 4 là người số 2. Cuối cùng là người số 3. 

Cách đánh bài chắn

  • Chia bài: Mỗi người tham gia được chia 19 quân, phần còn lại là Nọc, đặt ở vị trí trung tâm.
  • Bốc cái: Tức là người chơi đầu tiên làm cái.
  • Ăn và không ăn: Đặt quân bài của mình xuống để chiếu quân và tạo thành Chắn hoặc Cạ. Chú ý, đặt quân bài của bạn lên quân vừa ăn được.
  • Ù: 19 lá bài của bạn kết hợp với 1 quân người khác ra, nếu tạo thành Chắn hoặc Cạ, đồng thời không còn bài lẻ, tức là Ù và chiến thắng ván bài. Lưu ý bài ăn phải có ít nhất 6 Chắn. Khi hạ bài, cần tách riêng Chắn – cạ, bắt buộc xướng Ù đúng cách.

Các lỗi phạt hay gặp khi đánh bài chắn

  • Lỗi ăn treo tranh: Có thể ăn được Chắn, nhưng lại bỏ qua để ăn Cạ.
  • Lỗi ăn thường trong khi Chíu được.
  • Lỗi lấy quân chọn Cạ: Rút một quân trong hàng Cạ có sẵn để tiến hành ăn Cạ.
  • Lỗi ăn Cạ do quân chờ: Rút một quân bài ra và chờ Ù để ăn Cạ.
  • Lỗi ăn Cạ do quân Chắn: Rút một quân bài Chắn có sẵn để ăn Cạ.

Khi đánh bài chắn, có thể sẽ mắc nhiều lỗi thường gặp

Các lỗi phạt đền

  • Trước đó đã bỏ ăn Chắn một lần, nhưng sau đó lại muốn ăn Chắn lại.
  • Muốn ăn Cạ trong khi trước đó đã bỏ ăn Chắn.
  • Muốn ăn Cạ trong khi trước đó đã bỏ ăn Cạ.
  • Bỏ quân Chắn rồi lại đánh đúng con đó.
  • Đi ăn một Cạ khác trong khi trước đó đã đánh một Cạ.
  • Dùng một lá bài được xé ra để ăn Cạ trong khi trước đó sử dụng quân đó để đánh Cạ.
  • Ăn đúng quân mà trước đó đã sử dụng để đánh.
  • Ra quân Chắn trong khi trước đó đã đánh Chắn.
  • Từng ăn một quân giống hệt với quân đang đánh.
  • Trước đó đã ăn Cạ, nhưng vẫn tiếp tục ăn Chắn cùng hàng.
  • Đã ăn Cạ nhưng vẫn tiếp tục đánh cạ.
  • Trước đó đã ăn Cạ, nhưng vẫn đánh tiếp con cùng hàng.

Xem thêm:

Quy định về trường hợp ăn thêm tiền trong bài chắn

Trường hợp ăn thêm tiền được gọi là cước, gồm:

  • Xuông: Đối với bài Ù không có gì đặc biệt, có thể hạ xuống, không cần xướng.
  • Thông: Thưởng cho người Ù hai ván liên tiếp.
  • Chì: Ù tại cửa chì của mình.
  • Thiên ù: Ù khi tròn bài, thường chỉ xảy ra với người làm cái.
  • Địa Ù: Ù khi chưa đi qua cửa chì của mình.
  • Tôm: Có 3 bộ tam trên bài.
  • Lèo: Được thêm tiền nếu trên bài có cửu vạn, bát sách, chi chi.
  • Bạch định: Được thêm tiền nếu tất cả bài Ù đều là quân màu đen.
  • Tám đỏ: Được thêm tiền nếu bài Ù có đúng 8 quân màu đỏ.
  • Kính tứ chí: Được thêm tiền nếu bài Ù có 4 con chi màu đỏ.
  • Thập thành: Được thêm tiền nếu bài Ù có đủ 10 chắn.
  • Thiên khai: Được thêm tiền nếu bài Ù có 4 quân giống nhau.
  • Ăn bòn: Được thêm tiền nếu có 1 chắn bất kỳ hạ xuống và tạo thành 2 chắn giống nhau.
  • Ù bòn: Quân Ù cũng là cây ăn bòn.
  • Có chíu: Bài Ù xuất hiện chíu.
  • Chíu ù: Cây Ù chính là cây chíu.

Trên đây là chi tiết cách đánh bài chắn giúp bạn nắm rõ từng quy định chia bài, cách ăn, cách bắt lỗi và đền bài. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan để làm quen với bộ môn thú vị này nhé.

Viết bình luận