Cách chơi bài tứ sắc dễ hiểu cho người chơi lần đầu

Bài tứ sắc không phổ biến như bài Tây 52 lá nên không phải ai cũng biết cách chơi. Đặc biệt, nếu bạn đang sống tại miền Bắc thì loại bài này nhìn chung khá mới lạ. Bạn là người chơi mới lần đầu tiếp xúc với loại bài này? Cách chơi bài tứ sắc được giới thiệu sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng nhập cuộc trò chơi này trong thời gian ngắn.

Sơ lược kết cấu bộ bài tứ sắc

Trước khi bắt đầu ván chơi, hãy cùng tìm hiểu 1 chút về bộ bài tứ sắc. Điều này sẽ giúp bạn có được cho mình những thông tin và cách hiểu chính xác hơn về game bài này. Bộ bài này bắt nguồn từ Trung Quốc và phổ biến hơn ở miền Trung và miền Nam.

Cách chơi bài tứ sắc dễ hiểu cho người chơi lần đầu

Cùng tìm hiểu cách chơi bài tứ sắc

Đúng như tên gọi, trò chơi này sử dụng bộ bài với 4 màu sắc khác nhau để chia quân và so tài. Có tất cả 112 lá bài chia thành 4 màu: Xanh đỏ, vàng và trắng với 28 quân mỗi màu. Các quân bài trong từng màu cũng có cấp bậc cao thấp khác nhau bao gồm: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã và Chuột

Bài tứ sắc hay còn gọi là bài bốn màu thường chơi nhiều ở miền Trung và miền Nam. Cách xếp hình bằng bài Tứ Sắc là tạo bài thành từng nhóm hợp lệ bằng cách ăn quân mới và bỏ ra những quân bài khác, nghe có vẻ tương tự với chơi tá lả. Tứ sắc bắt nguồn từ bài tứ sắc Trung Quốc.

Luật chơi và cách chơi bài Tứ Sắc

Sau nội dung phía trên, mong rằng bạn có thể phần nào hình dung được kết cấu của bộ bài tứ sắc. Tiếp sau đây, chúng ta sẽ cùng nói rõ hơn về luật chơi cũng như cách chơi của trò chơi bài này. Luật chơi là điều quan trọng quyết định sự thành bại của bạn khi bắt đầu vì vậy nhất định phải dành thời gian nghiên cứu thật kỹ và hiểu rõ về chúng.

Luật kết hợp các bộ bài, nhóm bài trong bài tứ sắc

Người chiến thắng trong ván bài là người làm tròn được số bài trong tay – tức loại bỏ hết rác.

Cách chơi bài tứ sắc dễ hiểu cho người chơi lần đầu

Mục tiêu của trò chơi là làm sao để loại bỏ bài rác trong tay

Bài tứ sắc quy định bộ đôi, bộ ba, bộ bốn với cách định nghĩa khá cụ thể. Trong đó, 1 đôi được coi là hợp lệ là bộ gồm 2 lá bài có màu và cấp bậc giống nhau.

Bộ ba được gọi là khạp là bộ 3 lá bài có cùng màu và cấp bậc.

Bộ bốn được gọi là quan (có nơi gọi là quần) là bộ 4 lá bài có màu sắc và cấp bậc giống nhau.

Ngoài ra, nếu sở hữu các quân bài chẵn thì người chơi nên kết hợp thành nhóm bài với 2 – 4, 3 – 4 quân bài khác màu.

Trong khi đó, nếu sở hữu các quân bài lẻ thì có thể chơi tam cúc. Khi đó, chúng ta kết hợp bộ ba các quân: Tướng – Sĩ – Tượng, Xe – Pháo – Mã cùng màu. Ví dụ, bộ ba lá Tướng, Sĩ, Tượng cùng màu; bộ ba lá Xe, Pháo, Mã cùng màu hoặc bộ ba hoặc bốn lá chuột khác màu.

Khi các quân bài nhận được không thể kết hợp thành bộ chẵn hoặc bộ lẻ nghĩa là bạn đang sở hữu các quân tứ sắc thừa (quân tức sắc rác hay cu ki). Lúc này, chúng ta sẽ phải đền bài nếu tới bằng bài lẻ.

Luật đánh và phân định chiến thắng khi chơi bài tứ sắc

Trong 1 ván bài tứ sắc, 1 người sẽ đảm nhận công việc chia bài cho tất cả người chơi. Quá trình chia bài sẽ đảm bảo mỗi người chơi nhận được 5 lá bài cho mỗi lượt và tổng cộng 20 lá bài mỗi người. Người chia bài sẽ nhận nhỉnh hơn 1 quân bài và cũng là người ra quân đầu tiên. Sau khi chia bài, các quân bài còn lại (bài nọc) sẽ được úp xuống và rút dần trong cả ván chơi.

Cách chơi bài tứ sắc dễ hiểu cho người chơi lần đầu

Sau khi nhận bài thì ván chơi sẽ bắt đầu

Nếu muốn ăn bài chẵn thì người chơi cần đánh ra quân bài rác trước khi người chơi kế tiếp tiếp tục. Trường hợp quân bài kết hợp với nhau thì người chơi có thể lấy bài để kết hợp thành một đôi bài chẵn. Chúng ta sẽ ăn một quân bài khác để đảm bảo trên tay người chơi vẫn là 20 cây. Nhìn chung, cách chơi này khá giống với chơi tá lả (phỏm) của miền Bắc.

Nếu muốn ăn bài lẻ thì người chơi cần đánh ra một quân bài có thể kết hợp thành bộ lẻ với những lá bài mình đang sở hữu. Nguyên tắc cần ghi nhớ ở đây là người chơi chỉ được ăn đúng vị trí đánh và ưu tiên chẵn trước. Nếu không tuân thủ quy tắc thì không thể ăn được bài lẻ.

Ví dụ: Khi người cửa trên đánh Mã Xanh thì có thể đánh Pháo xanh và Xe xanh để ăn bài theo ý định của mình.

Cách tính điểm bài tứ sắc

  • Đôi: 0 lệnh.
  • Chẵn: 6 lệnh.
  • Lẻ: 1 lệnh.
  • Tướng: 1 lệnh.
  • 3 quân Tốt khác màu: 1 lệnh.
  • 4 quân Tốt khác màu: 4 lệnh.
  • Khạp: 3 lệnh.
  • Quàn: 8 lệnh.
  • Người tới nhất: 3 lệnh.

Lưu ý, người chơi nào có nhiều lệnh nhất sẽ thắng và ăn hết tiền cược của tất cả người còn lại.

Tỷ lệ ăn thưởng cũng được thống nhất dựa theo số lượng người chơi. Cụ thể:

  • Ván chơi 4 người: đặt 1 ăn 3.
  • Ván chơi 3 người: đặt 1 ăn 2.
  • Ván chơi 2 người: đặt 1 ăn 1.

Tính điểm bài tứ sắc theo luật

Luật đền trong bài tứ sắc

Người chơi sẽ chịu phạt nếu vi phạm một trong những luật đền sau đây:

  • Lá bài được đánh xuống với tư cách là bài tỳ nên là quân xấu nhất mà trong phần bài được chia. Tương tự với các lá bài rác sau khi ăn tỳ, bạn cố tình đánh khác đi, thì khi bị phát hiện sẽ bị phạt. Mức phạt như thế nào thường sẽ được giao kèo ngay từ đầu.
  • Người chơi cần tuân theo các quy định có sẵn trong bài tứ sắc. Nghiêm cấm các hành vi gian lận hoặc cố ý đi sai đều sẽ bị phạt.
  • Không được phá bài, nhất là bài Khạp. Trường hợp bị phát hiện, có thể bị bắt đền làng.

Cần tuân thủ luật đền khi chơi bài tứ sắc

Xem thêm:

Chia sẻ liên quan đến cách chơi bài tứ sắc trên đây được tổng hợp và giới thiệu theo cách đơn giản và cơ bản nhất. Rất mong nội dung này có thể giúp bạn hiểu hơn về hình thức chơi bài thú vị này. Sau khi nắm được luật chơi, công việc quan trọng hơn cả chính là chơi thử để tự mình rút ra kinh nghiệm cũng như hiểu hơn về trò chơi. Hãy tìm cho mình 1 địa chỉ chơi game bài online thật uy tín để trải nghiệm thực tế trở nên trọn vẹn và giá trị nhất bạn nhé!

Viết bình luận